Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng trên da trên da xuất hiện các dấu hiệu như vết sần, sưng phù đỏ khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, bức bối do ngứa ngáy và nóng rát.
Nguyên nhân và biểu hiện nổi mề đay khi mang thai
Theo BSCK II Nguyễn Văn Hà – Nguyên phó trưởng khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, nổi mề đay khi mang thai xuất hiện với các triệu chứng như phát ban ở da kèm ngứa, hình thành các mảng sần sưng đỏ gây ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Các biểu hiện này thường không kéo dài quá 24 giờ nhưng với người có cơ địa dị ứng có thể bị hành hạ bởi những cơn mẩn ngứa kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.
Bà bầu khổ sở vì nổi mề đay
Bà bầu nổi mề đay thường xuất hiện vào các tháng cuối thai kỳ, người mang thai con so (mang thai lần đầu). Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, đe dọa sức khỏe thai nhi.
Các bác sĩ lý giải nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nổi mề đay khi mang thai thường do sức đề kháng của người mẹ suy giảm, kết hợp với nội tiết tố thay đổi dẫn tới hiện tượng dị ứng, mẩn ngứa. Ngoài ra, chế độ ăn uống không phù hợp hoặc ăn phải các món gây dị ứng cũng khiến bà bầu nổi mề đay.
Bà bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm?
Theo BS Hà, các bà bầu tuyệt đối không nên chủ quan với hiện tượng nổi mề đay trong suốt thai kỳ. Bởi nổi mề đay không phải chỉ là hiện tượng ngoài da mà còn có thể gây viêm nhiễm các bộ phận bên trong, đặc biệt là nguy cơ viêm nhiễm thông qua tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi.
Thực tế bằng mắt thường không thể biết được nổi mề đay ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng như thế nào. Một số trường hợp bệnh không ảnh hưởng tới em bé nhưng một số khác bị tác động nghiêm trọng.
Nổi mề đay khi mang thai có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Bà bầu nổi mề đay phải đối mặt với nguy cơ sảy thai rất cao, thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hoặc mắc bệnh nổi mề đay bẩm sinh do lây truyền từ mẹ. Virus xâm nhập qua da gây tổn thương về tế bào, nhiễm sắc thể bị đứt, quá trình nhân bản AND bị ảnh hưởng và gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như: Dị tật mắt, dị dạng hệ thần kinh, dị dạng tâm huyết quản, ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ…
Nếu nổi mề đay kèm khô, ngứa da do chứng ứ mật trong gan (mật gan kém lưu thông), thai phụ có nguy cơ sinh non, thiếu máu sau sinh.
Mẹo chữa nổi mề đay cho bà bầu
Khi có các biểu hiện mẩn ngứa, khó chịu ngoài da, mẹ bầu nên tìm tới các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh nguy hiểm cho thai nhi.
Một số mẹo hay cho mẹ bầu giảm các triệu chứng nổi mề đay như: Tránh tiếp xúc với gió ngoài trời, bật quạt hoặc điều hòa với số nhỏ nhất để giảm bớt tình trạng nổi mề đay. Nên chọn quần áo thấm mồ hôi, rộng thoáng để cơn ngứa ngáy nhanh qua.
Mẹ bầu có thể dùng lá khế chua đun nước tắm hoặc dùng một nắm cây mùi tàu có kèm rễ, phơi qua, sao vàng đun nước uống vừa lành tính lại hạn chế triệu chứng mẩn ngứa.
Mẹo dân gian chữa nổi mề đay
Khi bị mẩn ngứa, mẹ bầu tuyệt đối không được gãi hoặc dùng dầu gió để xoa vào vị trí nổi mề đay và cũng không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có được sự cho phép của bác sĩ.
Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày bằng cách tắm rửa bình thường tuy nhiên không nên sử dụng sữa tắm hay xà phòng để tránh làm khô da.
Việc điều trị nổi mề đay khi mang thai chủ yếu làm giảm các triệu chứng. Tùy tình trạng người bệnh mà bác sĩ kê đơn kháng histamine uống và các thuốc làm dịu da. Đa phần các trường hợp được bác sĩ cho dùng kem hay thuốc mỡ steroid bôi tại chỗ. Trường hợp nổi mề đay nặng đã áp dụng các biện pháp trên mà không khỏi, bác sĩ có thể cân nhắc cho bà bầu sử dụng Steroid uống.
Nhiều trường hợp hồng ban và mẩn ngứa sẽ biến mất nhanh chóng trước, trong hay vài ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, khoảng 15 – 20% trường hợp các triệu chứng tồn tại dai dẳng 2 – 4 tuần sau khi sinh.
Ngoc Mai (Theo Hà Ly)
Nguồn:https://baosuckhoecongdong.vn/meo-hay-xu-ly-hien-tuong-noi-me-day-khi-mang-thai-143102.html
Nguồn : bau.vn