Tâm lý trẻ 6 tuổi: Cha mẹ cần lưu ý những gì khi con ở độ tuổi này?

Trẻ 6 tuổi sẽ bước vào lớp 1, làm quen với môi trường hoàn toàn mới nên có rất nhiều điều thay đổi về tâm sinh lý.

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cha mẹ đôi khi chưa biết hết những thay đổi về tâm lý khi trẻ 6 tuổi. Để nuôi dạy trẻ 6 tuổi tốt hơn, bạn đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Thời điểm con chạm mốc 6 tuổi, bạn có thể sẽ giật mình khi bỗng nhận ra dường như con đã thay đổi hẳn chỉ trong thời gian rất ngắn. Từ những cô bé, cậu bé mũm mĩm, đáng yêu, bé bỗng trở nên cao gầy lúc nào không biết.

Khi trẻ 6 tuổi, không những thay đổi về ngoại hình mà tâm lý cũng dễ pha trộn, thay đổi nhanh, vừa khóc đó nhưng cũng cười ngay đó, đôi khi vừa khóc vừa cười,…Trẻ rất nhạy cảm, dễ tủi thân nếu ba mẹ không chú ý, thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì. Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc.

Những thay đổi sau của con trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

Hiếu động và thụ động

Ở cả hai trường hợp, trẻ đều có những biểu hiện nghịch ngợm, chạy nhảy, nói chuyện liên tục, nếu không quan sát kỹ sẽ khó nhận ra đâu là hiếu động đâu là tăng động giảm chú ý. Đôi khi chỉ là dấu hiệu của trẻ hiếu động nhưng lại cho là trẻ mắc chứng tăng động và tìm cách điều trị, còn trẻ bị tăng động thực sự lại không được chú ý vì cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi.

Tâm lý trẻ 6 tuổi: tự tin và tự ti

Tâm lý trẻ 6 tuổi

Nếu trẻ được quan tâm đúng mực, dạy bảo và khích lệ bằng những lời khen nhiều hơn chê, trẻ sẽ “phá kén”, tự tin phát triển và thích nghi. Ngược lại, nếu trẻ bị áp lực do cha mẹ so sánh với bạn bè, hay kì vọng vào trẻ quá nhiều rồi la rầy, thúc ép. Hoặc, không kịp thời hỗ trợ trẻ khi chúng gặp khó khăn trong việc học hay các mối quan hệ, thì trẻ sẽ tự ti, thu mình sâu hơn vào “chiếc kén” của mình.

Vâng lời và thách thức

Tâm lý trẻ 6 tuổi

Một số cha mẹ chỉ yêu cầu sự vâng lời của con họ. Có lẽ trẻ sẽ cảm thấy rằng điều này thể hiện cách cư xử tốt. Tuy nhiên, phương pháp chính xác nhất là đưa ra gợi ý và để trẻ tự do cân nhắc những ưu và nhược điểm của yêu cầu và sau đó quyết định có tuân thủ hay không. Thay vì lạm dụng quyền của bạn, hãy đưa ra định hướng rõ ràng dưới hình thức lời nói khẳng định.

Nguồn : bau.vn