Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc khác gì so với Việt Nam

Ở một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đón Tết Đoan Ngọ. Vậy có sự khác biệt nào so với nét văn hoá truyền thống ở Việt Nam?

Tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, người dân cũng ăn mừng ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm nhưng với những ý nghĩa khác nhau. Hãy cùng bau.vn tìm hiểu nét văn hoá trong ngày Tết đặc biệt này ở một số quốc gia Châu Á kể trên nhé!

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Nho giáo như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đón tết này. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, Tết Đoan Ngọ lại được biến tấu và mang những ý nghĩa văn hoá nội hàm khác nhau.

 

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian Phương Đông. Ở Việt Nam, theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là “Tết giết sâu bọ” vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ là ngày tết giết sâu bọ trú ngụ trong cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể giết được chúng mà chỉ có đúng ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người Việt Nam thường ăn rượu nếp cẩm, hoa quả,… lúc sáng sớm.

tet doan ngo

Có thể nhiều gia đình cho rằng, để giết sâu bọ hay dịch bệnh phải bằng những cách khác mới hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất sự hình thành những phong tục văn hóa là hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng tình cảm của người Việt Nam.

Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản

“Kodomo no hi” – Ngày Thiếu nhi – là một ngày đại lễ của Nhật được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 5. Khác với Việt Nam, dịp Đoan Ngọ này dành riêng cho trẻ em (trước đó là chỉ dành cho bé trai). Kodomo no hi được chỉ định là ngày lễ quốc gia vào năm 1948.

Vào dịp này, các gia đình thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho sức khỏe và sự thông minh. Hình tượng cá chép cũng mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.

tet doan ngo

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhân dân Nhật Bản thường làm các món ăn có hình cá chép, làm Chimaki và Kashiwa mochi… để cầu chúc và mong muốn cho con cái được mạnh khỏe và phát triển tốt.

tet doan ngo

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Trùng Ngũ (5/5), diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi như tổ chức cuộc đua thuyền rồng hoành tráng. Ngoài ra, cư dân địa phương còn tổ chức các hoạt động dân gian như làm túi thơm, làm đèn lồng và trang trí lại nhà cửa,… Đặc biệt là đua thuyền rồng.

tet doan ngo

Bánh nếp thường được chuẩn bị từ tối hôm trước bằng cách ngâm gạo với lá tre. Tùy mỗi vùng khác nhau mà nhân bánh nếp có thể là thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay bột dẻ, hạt tiêu…

Ngoài bánh nếp, người Trung Quốc còn uống rượu hùng hoàng được làm bằng cách lên men lúa mạch với hùng hoàng, một khoáng vật màu vàng được người dân Trung Quốc dùng để xua đuổi sâu bọ, côn trùng.

Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, ngày này được gọi là Dano, là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người dân nước này. Vào tháng 11/2005, UNESCO đã công nhận ngày lễ Dano của Hàn Quốc là Di sản văn hóa phi vật thể.

tet doan ngo

Trong dịp này, phụ nữ và trẻ em Hàn Quốc thường mặc bộ trang phục truyền thống, tắm gội bằng lá cây diên vĩ và chơi những trò chơi dân gian. Trong đó, phụ nữ chủ yếu là chơi đu quay, còn nam giới chơi đấu vật.

tet doan ngo

Trên đây là nét văn hoá độc đáo, đặc trưng của một số quốc gia Châu Á có ngày Tết Đoan Ngọ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích và thú vị cho bạn.

 

Nguồn : bau.vn