Những “đại kỵ” khi uống nước mía cần chú ý để tránh nguy cơ ung thư

Nước mía là thứ nước uống giải khát cực hiệu quả vào mùa hè. Tuy nhiên, hãy lưu ý những "đại kỵ" khi uống nước mía để tránh mắc sai lầm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Rất ít người nghĩ đến tác hại của nước mía vì đây vẫn được coi là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số ‘đại kỵ’ khi uống nước mía mà bạn nên biết để tránh nguy hại cho cơ thể.

Lợi ích sức khoẻ của việc uống nước mía

Dưới đây là một số lợi ích sức khoẻ vô cùng tốt cho sức khoẻ khi bạn uống nước mía:

  • Thanh lọc gan cực tốt khi thêm chanh vào nước mía
  • Cung cấp năng lượng nhanh
  • Ngăn ngừa nhiễm độc gan
  • Giúp phòng ngừa bệnh ung thư
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Chống mệt mỏi và phục hồi nhanh sau sốt

dai ky khi uong nuoc mia

  • Thanh lọc thận và chống táo bón
  • Giảm đau do một số bệnh
  • Hỗ trợ xương và răng phát triển
  • Cải thiện vấn đề răng miệng
  • Đẹp da, ngừa mụn

6 ‘đại kỵ’ khi uống nước mía cần lưu ý

1. Đại kỵ khi uống nước mía: Không uống khi muốn giảm cân

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.

2. Không uống khi đang dùng thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

3. Đại kỵ khi uống nước mía: Không dùng nhiều khi mang thai

Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

dai ky khi uong nuoc mia

4. Người có hệ tiêu hoá kém

Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Cũng chính vì hàm lượng đường cao nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.

5. Người béo phì-Đại kỵ khi uống nước mía

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh “phản tác dụng”.

6. Người bị tiểu đường

Trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường.

dai ky khi uong nuoc mia

Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.

Một số nguy cơ tiềm ẩn khi uống nước mía

1. Nguy cơ gây ung thư

Nước mía là loại nước rất phổ biến vào mùa hè. Đối với những máy ép mía không đảm bảo vệ sinh, ngoài việc làm nước mía có màu đục, chất lượng kém, còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Trong máy ép sẽ có những kim loại nặng tích tụ có thể sẽ gây độc tính và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn khả năng gây ung thư rất cao.

2. Dễ bị nhiễm khuẩn

Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng nước thường không đảm bảo sạch sẽ, nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn. Từ đó ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

3. Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Một hệ lụy tất yếu của việc sử dụng nước mía kém vệ sinh thường xuyên chính là ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Cho dù một số người khỏe mạnh hơn, không bị hoặc ít khi bị đau bụng, tiêu chảy do uống nước mía bẩn. Nhưng như thế không có nghĩa là không bị ảnh hưởng. Những chất bẩn và các vi khuẩn trong đó vẫn có thể tích tụ và gây hại cho hệ tiêu hóa. Nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày và hệ tiêu hóa bất cứ lúc nào.

Trên đây là những đại kỵ khi uống nước mía mà chúng t cần chú ý để tránh những hậu quả sức khoẻ khôn lường. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

Nguồn : bau.vn