Sau khi sinh ăn món những món liên quan đến đậu có được không ?

Sau khi sinh ăn đậu phụ, đậu phộng, củ đậu được không?… Có khá nhiều câu hỏi liên quan tới chủ đề ăn gì sau khi sinh mà các mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Sau khi sinh ăn đậu phụ được không?

Đậu phụ hay còn gọi là đậu hũ được làm từ đậu tương. Đậu phụ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nhìn chung thanh mát, dễ ăn, tốt cho hệ tiêu hóa.

Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn đậu phụ sống | Ăn sạch sống khỏe | PLO

Trong thời gian ở cữ để cơ thể bình phục nhiều người vẫn thắc mắc sau khi sinh có được ăn đậu phụ không? Lời khuyên là các mẹ NÊN ĂN vì những khoáng chất, vitamin trong đậu phụ rất tốt cho sức khỏe của chị em.

– Lượng canxi dồi dào: Không chỉ có lợi cho quá trình bình phục của người mẹ mà còn tốt xương và răng của em bé thông qua nguồn sữa mẹ.

– Sắt và kẽm: Giúp lượng máu ổn định, tái tạo tế bào, phát triển các mô, điều chỉnh enzyme.

– Vitamin E: Chống oxy hóa các tế bào trong cơ thể, ăn đậu phụ sau khi sinh giúp cải thiện hệ miễn dịch của mẹ và bé.

– Isoflavones: Đây là một trong những thành phần rất đặc biệt của đậu phụ. Chất này có thể làm sạch được các gốc tự do, ngăn ngừa phòng tránh được nhiều bệnh trong thời gian nuôi con.

Đậu phụ tốt cho sức khỏe mẹ sau khi sinh

– Đậu phụ còn cung cấp nhiều năng lượng, protein, chất béo, chất xơ rất tốt cho cơ thể.

– Ngăn ngừa cholesterol xấu: Bà đẻ sau khi sinh ăn đậu phụ sẽ giảm thiểu được lượng cholesterol xấu, tốt cho tim mạch, duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh.

Như vậy, mẹ sau khi sinh ăn đậu phụ rất tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy chị em cũng không nên ăn quá nhiều, chất ức chế trypsin sẽ làm giảm khả năng hấp thụ protein trong cơ thể hoặc gây rối loạn tuyến tụy.

Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý tới yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa “nhạy cảm” của chị em.

Sau khi sinh ăn đậu phộng ( lạc) được không?

Cũng mang tên “Đậu” nhưng là đậu phộng hay còn gọi là lạc (theo cách gọi miền Bắc). Nhiều người cho rằng đậu phộng nhiều dầu mỡ, chất béo vì thế bà mẹ sau khi sinh không nên ăn đậu phộng.

8 lợi ích sức khỏe của đậu phộng | VnEconomy

Trên thực tế, lời khuyên của các chuyên gia là bà đẻ nên ăn đậu phộng sau khi sinh vì những lợi ích sức khỏe mà thực phẩm này mang lại như:

– Tốt cho hệ tim mạch: Những người thường xuyên ăn đậu phộng có thể hạ thấp 35% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lý do là vì những món ăn từ đậu phộng có nhiều chất béo không bão hòa nên rất an toàn cho trái tim của mỗi người.

Sau khi sinh ăn lạc tốt cho hệ tim mạch của chị em

– Giảm béo sau sinh: Nghe có vẻ khó hiểu đúng không? Rất nhiều người vẫn nghĩ đậu phộng nhiều dầu nên ăn nhiều sẽ tăng cân. Thực tế lại không phải như vậy, đậu phộng chứa nhiều cellulose hữu ích đóng vai trò là chất thải đường ruột, không gây béo phì. Nếu đang “đau đầu” vì thân hình quá khổ thi sau khi sinh chịu khó ăn đậu phộng chị em nhé.

– Chống lão hóa, đẹp da: Polyphenol tự nhiên ngoài việc bảo vệ tim mạch còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt. Ngoài ra, lượng vitamin E, cephalin và lecithin trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol xấu giúp gan hoạt động hiệu quả, thanh lọc cơ thể, đẹp da.

– Ăn lạc cải thiện vòng 1: Vitamin E giúp kích thích sự phát triển và hoàn thiện của buồng trứng, tiết ra chất săn chắc và làm đầy vòng 1. Các món ăn có đậu phộng cũng giúp gọi sữa về rất nhanh. Như vậy sau khi sinh ăn nhiều lạc mẹ tha hồ sữa cho con bú mà vẫn không sợ vòng 1 “xập xệ”.

Tùy rằng tốt cho cơ thể nhưng bất kể là ăn đậu phộng hay một thực phẩm nào khác chị em chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Đậu phộng nhiều chất béo nên tốt nhất chỉ nên ăn một nhúm nhỏ mỗi ngày thôi mẹ nhé.

Những chị em đang có vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, táo bón thì không nên ăn lạc. Những chị em có tiền sử dị ứng với đậu phộng cũng nói không với thực phẩm này nhé.

Sau khi sinh ăn củ đậu được không?

7 tác dụng của củ đậu và những lưu ý khi ăn

Vẫn là thực phẩm có từ “Đậu” nhưng lần này là củ đậu, không phải là một loại hạt mà là một loại củ, sống dưới đất, chứa 80% là nước, là món ăn giải khát rất “tuyệt vời”… nhưng phụ nữ sau khi sinh liệu có ăn củ đậu được không? Câu trả lời là hoàn toàn ĐƯỢC chị em nhé. Và đây là những lý do:

– Giảm nguy cơ táo bón: Củ đậu chứa nhiều chất xơ và nước giúp cải thiện hệ tiêu hóa vốn đang “bội thực” vì quá nhiều thực phẩm nhiều đạm, dầu mỡ.

– Cải thiện làn da: Với 80% là nước, chất phytoestrogen, ăn củ đậu sau khi sinh chị em sẽ không sợ làn da của mình khô, nám… Sử dụng mặt nạ củ đậu sẽ giúp đẩy lùi hắc tố melanin và tẩy tế bào chết.

Củ đậu tốt cho làn da của phụ nữ sau khi sinh

– Giảm nguy cơ viêm loét dạ dày: Củ đậu có chất kiềm làm mát giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh chóng. Mà axit dạ dày chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày vì thế ăn củ đậu giúp cho bao tử của chúng ta hoạt động tốt hơn.

Không thể phủ nhận mẹ sau khi sinh ăn củ đậu là tốt nhưng chị em cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều, không nên sử dụng như một thực phẩm giảm cân để rồi không hấp thụ được dinh dưỡng từ những thực phẩm khác.

Những mẹ nào đang bị lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng cũng cần hạn chế ăn củ đậu. Làm sạch củ đậu trước khi ăn sống hoặc chế biến.

Lời khuyên cho các bà mẹ sau khi sinh

Thực phẩm là yếu tố cung cấp dinh dưỡng cho người mẹ nhưng cũng là nguồn thức ăn cho em bé thông quá sữa mẹ

  • Trong 1 – 2 ngày đầu mới sinh hệ tiêu hóa còn kém chị em nên ăn những thực phẩm dạng lỏng như cháo, cơm mềm.

  • Hạn chế thực phẩm có tính hàn dễ đầy bụng, khó tiêu.

  • Bổ sung cân bằng và đầy đủ dưỡng chất bao gồm: đạm, vitamin, tinh bột, béo.

  • Trong quá trình nuôi con một số chị em mặc dù đã bồi bổ và ăn nhiều thực phẩm nhưng kết quả là mẹ thì tăng cân nhưng bé thì còi cọc, ít sữa. Giải pháp cho chị em là sử dụng viên uống lợi sữa Mabio giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ, giúp chuyển hóa dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày của người mẹ vào quá trình tạo sữa để bé lớn nhanh, tăng cân đều.

Hy vọng với kiến thức sau khi sinh ăn đậu phụ, củ đậu, đậu phộng được không sẽ giúp chị em có thêm những kinh nghiệm chăm sóc bản thân và bé yêu của mình tốt nhất. Có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy để lại câu hỏi bên dưới Mabio.vn sẽ luôn là người bạn đồng hành của chị em.

Khánh Huyền

Nguồn : http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/sau-khi-sinh-an-mon-dau-dau-phu-dau-phong-cu-dau-duoc-khong-a174112.html

Nguồn : bau.vn