Giúp các bố mẹ phân biệt trẻ bị mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý

Khi thấy con ra mồ hôi thì bố mẹ cần phân biệt được đâu là mồ hôi trộm bệnh lý, đâu là mồ hôi trộm sinh lý để có hướng giải quyết tốt nhất cho con.

Các bố mẹ đang thắc mắc về cách phân biệt giữa trẻ bị mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý để có thể kịp thời khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm. Tình trạng đổ mồ hôi trộm rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Lúc này trẻ bị đổ mồ hôi ở vùng trán, gáy, lưng, nách, bẹn, bàn tay, bàn chân… Việc ra mồ hôi trộm có thể không do nguyên nhân thời tiết. Có nhiều trường hợp dù trời lạnh nhưng bé vẫn ra mồ hôi, đặc biệt trong lúc ngủ.

Theo lý giải của các chuyên gia y tế, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn bởi hệ thần kinh đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, việc bài tiết mồ hôi nhiều hay ít tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân sinh lý, một số trẻ bị đổ mồ hôi do đang mắc một chứng bệnh nào đó. Vì vậy bố mẹ cần phân biệt xem trẻ bị ra mồ hôi sinh lý hay bệnh lý.

Biểu hiện của trẻ bị ra mồ hôi trộm sinh lý

Khi bố mẹ thấy con có các biểu hiện như ra nhiều mồ hôi ở vùng đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa.

Trường hợp trẻ bị ra mồ hôi trộm sinh lý thường không quá đáng ngại nên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Khi bố mẹ thấy con có mồ hôi thì có thể sử dụng khăn mềm lau.

tre bi mo hoi trom

Cũng có  nhiều trẻ tinh nghịch, thường nô đùa nhiều vào ban ngày thì việc ra mồ hôi trộm vào ban đêm là điều bình thường. Và nhiệt độ ở trẻ khác với người trưởng thành, bố mẹ nên tránh đắp chăn cho con quá nhiều khi ngủ.

Biểu hiện của trẻ bị ra mồ hôi trộm bệnh lý

Tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm bệnh lý là triệu chứng ở trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D. Trẻ bị ra mồ hôi trộm tiết ra nhiều ở vùng đầu, trán, gáy khi trẻ bú mẹ hoặc sau khi đi ngủ, ngay cả khi trời lạnh và sau hơn 1 tiếng đi ngủ vẫn bị đổ mồ hôi.

Bên cạnh đó, trẻ còn có một số biểu hiện khác đi kèm như: Bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc, hay giật mình quấy khóc, tóc rụng hình vành khăn do thần kinh bị kích thích.

Bên cạnh đó, một số trẻ bị mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng khó điều tiết được việc tiết mồ hôi. Các bé bị chứng này thường biếng ăn, hay buồn nôn khó chịu, rối loạn giấc ngủ. Tình trạng bệnh này sẽ khiến cơ thể bé sẽ dễ bị cảm lạnh do lỗ chân lông mở rộng khi quá trình tiết mồ hôi diễn ra quá nhiều và liên tục.

tre bi mo hoi trom

Không chỉ vậy, đối với những cháu nhỏ không được bổ sung đầy đủ canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng, hay những bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch bẩm sinh (bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi),nghiêm trọng hơn là những trẻ bị rối loạn thần kinh cảm giác… thì mồ hôi trộm bệnh lí sẽ diễn ra với mức độ nguy hại cao hơn.

Do đổ mồ hôi trộm bệnh lí là một căn bệnh ảnh hưởng cao đến sức khỏe của bé nên các bậc phụ huynh nên lưu ý và tìm hướng khắc phục bệnh nhanh chóng, tránh để bệnh phát triển, kéo dài.

Các cha mẹ nên:

Bổ sung đầy đủ vitamin D

Vệ sinh trẻ sạch sẽ, gọn gàng

Khi bé đang tiết mồ hôi , đừng vội đưa bé đi tắm mà nên dùng khăn mềm lau mồ hôi

Bên cạnh đó chúng ta nên cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lí với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nguồn : bau.vn