Những dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý

Da trẻ sơ sinh là nơi vô cùng nhạy cảm nên trẻ rất dễ mắc phải các bệnh lý về da. Vì thế, mẹ cần phải đặc biệt lưu ý tới những dấu hiệu sau!

Trong những tháng đầu đời, làn da của trẻ sơ sinh đặc biệt rất nhạy cảm. Chính vì thế mà chỉ cần 1 tác động nhỏ đến làn da của trẻ cũng có thể khiến trẻ mắc phải những bệnh lý về da. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải phân biệt được đâu là những bệnh lý về da nguy hiểm và những bệnh xuất hiện phổ biến và sẽ tự hết mà không cần điều trị. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh ngay trong bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Các dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết để chăm sóc tốt cho con

1. Chứng xanh tím đầu chi

Chứng xanh tím đầu chi hay còn gọi là Acrocyanosis là tình trạng tay chân trẻ bị màu xanh. Đây là hiện tượng thường xảy ra khoảng một vài tiếng sau khi mẹ sinh em bé. Bệnh xanh tím đầu chỉ thật sự nguy hiểm nếu chúng khiến hệ tuần hoàn máu của trẻ chậm đến một giới hạn nào đó. Nếu trẻ mắc phải chứng xanh tím đầu chi sau sinh, mẹ cần phải lưu ý theo dõi tình hình sức khỏe của con. Nếu thấy con có những biểu hiện bất thường, mặt và môi trẻ chuyển sang màu xanh hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

2. Rôm sảy

Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất. Đặc biệt vào trong thời tiết nóng bức như mùa hè, tỷ lệ trẻ mắc rôm sảy sẽ tăng cao hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nóng bức khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều nhưng không thoát ra được hết, làm ứ đọng trong ống bài tiết. Lúc này, khi không được giải thoát, miệng ống bài tiết dễ bị bụi nên gây ra rôm sảy trên da trẻ. Biểu hiện của rôm sảy là da trẻ mọc những nốt sần lấm tấm màu hồng, cứng thành từng đám. Rôm sảy có thể xuất hiện ở vùng cổ, lưng hay ngực của trẻ.

3. Viêm da tiết bã

da tre so sinh

Viêm da tiết bã là hiện tượng xuất hiện lớp vảy dày trên da, có màu vàng, nhiều dầu và thường gặp nhiều ở đầu trẻ sơ sinh. Trẻ cũng có thể bị ban đỏ ở da mặt, sau tai, trên cổ hoặc dưới nách. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể xử lý bằng cách làm mềm và lau đi lớp vảy này. Mẹ hãy bôi 1 lớp mỏng dầu hạt điều hoặc hạt ô liu lên đầu và chải nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được cậy ra, vì có thể làm viêm nhiễm vùng da đó trên cơ thể trẻ.

Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh

  • Bôi kem chống nắng cho trẻ khi ra khỏi nhà với chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 30 dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Cho trẻ che ô hoặc độ mũ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Không dùng các sản phẩm phấn rôm có chứa bột talc.
  • Khi cho trẻ tắm, không được dùng nước quá nóng và không dùng khăn mặt chà xát quá mạnh lên làn da trẻ.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm về da an toàn và lành tính cho trẻ sơ sinh.
  • Sử dụng bột giặt không mùi để giặt quần áo cho trẻ để tránh gây kích ứng lên làn da của con.

Nguồn : bau.vn

  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?
  • Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Ăn dặm lần đầu: Những điều bố mẹ cần biết để bé khỏe mạnh

    Giai đoạn ăn dặm là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây không chỉ là lúc bé bắt đầu làm quen với thức ăn mới mà còn là nền tảng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn băn khoăn không biết nên và không nên làm gì khi cho bé ăn dặm lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để chăm sóc bé tốt nhất.
  • Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Những lưu ý quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn bú mẹ

    Giai đoạn trẻ bú mẹ là khoảng thời gian nền tảng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là việc cung cấp dinh dưỡng, mà còn là hành trình nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự gắn kết và hiểu biết của người mẹ.Vậy mẹ cần làm gì để nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất trong thời kỳ bú mẹ?
  • Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ – “liều thuốc vàng” cho trái tim non nớt

    Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò như một “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ tim mạch của bé ngay từ những ngày đầu đời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn khi trưởng thành, so với trẻ không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ một phần.