Trẻ bị lạnh chân tay có làm sao không? Nguyên nhân và cách chăm sóc?

Trẻ bị lạnh chân tay ngay cả khi đã được ủ ấm khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ gặp tình trạng này?

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ bị lạnh chân tay ngay cả kể mùa hè, mặc dù đã được cha mẹ ủ ấm những vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc cho trẻ khi trẻ đang gặp phải tình trạng này cùng Bau.vn ngay bài viết dưới đây!

Trẻ bị lạnh chân tay, chứng lạnh chân tay ở trẻ

Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ, chứng lạnh chân tay thường gặp ở trẻ vào mùa đông, thế nhưng vẫn có trường hợp những trẻ bị chứng này ngay cả khi đang mùa hè.

Cha mẹ cần nắm vững những thông tin về chứng lạnh chân tay ở trẻ để có thể phân biệt được đâu là dấu hiệu, trạng thái sức khỏe trẻ đang bình thường hay đang gặp phải vấn đề nào đó.

Nếu như trẻ bị chứng chân tay lạnh vào mùa đông thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng, vì đây có thể là một dấu hiệu hết sức bình thường. Đó chỉ đơn giản là phản ứng tự nhiên của trẻ khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp bên ngoài mà thôi. Tuy nhiên, các cha mẹ cần phải đặc biêt lưu ý khi trẻ bị chứng lạnh chân tay khi đi kèm với những triệu chứng sau đây:

  • Da trẻ bị cứng lại, nhăn nheo hơn.
  • Màu sắc da thay đổi.
  • Xuất hiện vết loét ở tay, chân.

Nguyên nhân

Ngoài việc chân tay trẻ bị lạnh do yếu tố thời tiết, cha mẹ nên để ý tần số lần, đó cũng có thể do một vài nguyên nhân khác như:

tre bi lanh chan tay

  • Trẻ bị thiếu máu.
  • Trẻ mắc bênh xơ cứng bì.
  • Do bệnh Lupus.
  • Tiểu đường.
  • Bệnh tắc nghẽn mạch máu.
  • Bệnh Raynaud.
  • Trẻ bị bỏng lạnh.

Cách chăm sóc

Nếu trẻ chỉ đang lạnh chân tay do yếu tố thời tiết, không có yếu tố hay biểu hiện gì cũng những bệnh đáng lo ngại. Cha mẹ chỉ cần thực hiện một số vẹo cơ bản như làm ấm, giữ ấm chân tay cho trẻ bằng cách đeo vớ tay, chân. Bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu chất sắt trong các bữa ăn hàng ngày. Hãy đảm bảo rằng chân tay của trẻ luôn trong trạng thái khô ráo. Hay cha mẹ có thể áp dụng cách ngâm chân tay bằng nước nóng cho trẻ sau khi ở thời tiết lạnh trở về nhà.

tre bi lanh chan tay

Trẻ có một số biểu hiện khác như đang bị cóng, bỏng lạnh, cha mẹ cần phải lập tức sơ cứu ngay:

  • Giữ chân tay khô ráo.
  • Nơi ở phải ấm áp.
  • Không chà xát vào da.
  • Ngâm chân tay với nước ấm, không ngâm nước nóng.
  • Không hơ chân tay trẻ vào quạt sưởi.
  • Lập tức đưa trẻ đi cấp cứu ở cơ sơ y tế hay các bệnh viện gần nhất.

Nguồn : Sức Khỏe 24h