Em bé không phải là KPI mà muốn có là đạt được

Giữa một xã hội trọng những giá trị gia đình và dòng dõi tổ tiên như Việt Nam, việc bạn có một đứa trẻ sẽ quyết định được: Bạn là ai và vị trí của bạn trong gia đình thế nào? Việc đầu tiên sau những ngày tháng về làm dâu là gia đình sẽ đề cập đến việc bao giờ thì có cháu? Hãy thử đặt mình vào vị trí của một số vợ chồng trẻ 2- 3 năm họ vẫn kế hoạch và chưa có ý định sinh em bé. Hỏi xem điều đầu tiên mỗi khi về gặp gia đình và họ hàng là gì? Thì đương nhiên câu trả lời sẽ là “Bao giờ mày định cho ông bà có cháu?” Sự mong chờ của gia đình và họ hàng sẽ trở thành một áp lực vô hình đặt lên hai vợ chồng. Điều đó sẽ trở thành deadline để bạn đưa ra một kế hoạch cụ thể cho bạn thực hiện điều đó trong thời gian mà hai vợ chồng tự đặt ra cho mình. Nếu không hai vợ chồng sẽ tự có những suy nghĩ ra cái viễn cảnh mỗi lần về quê phải […]

Giữa một xã hội trọng những giá trị gia đình và dòng dõi tổ tiên như Việt Nam, việc bạn có một đứa trẻ sẽ quyết định được: Bạn là ai và vị trí của bạn trong gia đình thế nào?

Việc đầu tiên sau những ngày tháng về làm dâu là gia đình sẽ đề cập đến việc bao giờ thì có cháu? Hãy thử đặt mình vào vị trí của một số vợ chồng trẻ 2- 3 năm họ vẫn kế hoạch và chưa có ý định sinh em bé. Hỏi xem điều đầu tiên mỗi khi về gặp gia đình và họ hàng là gì? Thì đương nhiên câu trả lời sẽ là “Bao giờ mày định cho ông bà có cháu?”

Sự mong chờ của gia đình và họ hàng sẽ trở thành một áp lực vô hình đặt lên hai vợ chồng. Điều đó sẽ trở thành deadline để bạn đưa ra một kế hoạch cụ thể cho bạn thực hiện điều đó trong thời gian mà hai vợ chồng tự đặt ra cho mình. Nếu không hai vợ chồng sẽ tự có những suy nghĩ ra cái viễn cảnh mỗi lần về quê phải đối diện với mọi người: Nhẹ nhàng là những lời trách móc, thở dài, than vãn của ông bà bao lâu mới được bế cháu khi tuổi đã càng ngày càng cao. Và nếu có xảy ra việc trì hoãn để 1 vài năm nữa có em bé để hợp tuổi thì càng khiến “phụ huynh” có những thái độ căng thẳng hơn rất nhiều.

Đây chính là câu chuyện mà muôn vàn gia đình đều gặp phải và thừa nhận rằng việc sinh con vì áp lực do gia đình và xã hội chứ không phải sự mong muốn của cả hai vợ chồng. Việc có một em bé như bạn đã hoàn thành KPI cho chính bản thân mình. Nó là bằng chứng nhận cho đời sống hôn nhân chứ không phải là cảm xúc và trải nghiệm của hai vợ chồng. Tư tưởng đó khiến có việc nếu mình lựa chọn việc chưa muốn có con trong vòng 2-3 năm sau khi kết hôn, hoặc có những gia đình thậm chí không muốn có con vì thấy hai vợ chồng đã và đang hạnh phúc sẵn rồi như gia đình ca sỹ Khởi My là một điển hình. Nhận lại của việc đó là sự chỉ trích, trách móc và ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân chứ không nghĩ cho những việc về sau. Và trong xã hội này, không thể thiếu được bà hàng xóm trong truyền thuyết khi tự chấm điểm cho cuộc hôn nhân của mình là: Một đời vợ chồng không ra gì!

Có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận đó là việc sinh con và nuôi dưỡng một em bé là một hành trình đầy những thăng trầm cảm xúc khi trải qua điều đó. Em bé là một món quà vô giá mà thượng đế bạn tặng cho bố mẹ và ngay lúc này, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng mọi thứ trong cuộc sống để mang lại cho chúng những điều tốt đẹp nhất có thể. Em bé là chất keo gắn kết, khiến chúng ta gạt bỏ cái tôi của mình để học cách lắng nghe, học cách quan sát và học cách bỏ cái tức giận tức thời để con không nhìn thấy những điều không tốt. Đó là một bước ngoặt để những người làm cha làm mẹ để học được cách trưởng thành hơn theo một cách đầy hy vọng và hạnh phúc. Chúng ta không bao giờ biết mình có thể tốt đẹp hơn thế nào cho đến khi ôm cái thực thể thơm mềm, nhỏ bé ấy trên tay, và ta nguyện rằng mình sẽ hy sinh mọi thứ chỉ để đánh đổi lấy tiếng oe oe này.

Nếu hạnh phúc của một người/một cặp đôi không phải là một em bé? Nếu họ tìm được niềm hạnh phúc, niềm vui cho riêng mình từ những điều khác? Ví dụ cùng nhau đi du lịch hay cùng nhau nuôi một đàn mèo và một chú chó. Thậm chí là, đưa ra một lịch trình khác nhau mỗi tuần như đi xem phim, đi ăn cùng nhau và không phải là sinh ra và nuôi dưỡng một đứa trẻ. Một gia đình được tạo nên từ cả vợ và chồng, cùng những ước mơ xây dựng gia đình từ cuộc sống hôn nhân. Vậy chúng ta cứ phải đặt gánh nặng tiêu chuẩn của hạnh phúc mà chúng ta trải nghiệm để đánh giá về điều đó?

Đọc đến đây có thể nhiều người sẽ nói: Hôn nhân thiếu đi một đứa trẻ thì thật ích kỷ! Bạn có biết như thế nào là ích kỷ hơn không? Đó là việc sinh ra một đứa trẻ khi mà bản thân không có khả năng để nuôi dạy nó để cho xong cái trách nhiệm của gia đình. Hãy nhìn xem xung quanh bạn, có bao người mẹ trẻ cố gắng có con từ khi mới bước vào độ tuổi 20 và ấm ức ôm con rời đi khi vỡ mộng với những gì mình chứng kiến. Những đó là những điều bình thường, còn có những câu chuyện của những người mẹ trầm cảm sau sinh khi chưa chuẩn bị sẵn tinh thần làm mẹ.

Bạn phải sẵn sàng cả về tâm lý lẫn đời sống vật chất, cũng như đủ những trải nghiệm để chắc rằng mình sẽ cáng đáng được trách nhiệm khổng lồ và vĩ đại trong việc tạo ra một sự sống mới. Quan trọng hơn, bạn phải thực sự “MUỐN”. Quyết định quan trọng này cần phải đến từ chính khát khao của bản thân bạn và người bạn đời, chứ không phải là từ mẹ chồng, cô họ, từ những lời xì xào của bà hàng xóm.

Bởi cuối cùng thì, đây là cuộc sống của bạn, là cuộc hôn nhân, là gia đình của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn không ích kỷ mà chỉ đơn giản là bạn đang có một lựa chọn trách nhiệm và cẩn trọng với chính cuộc đời mình, lẫn cuộc đời của đứa trẻ bạn sẽ sinh ra.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng