Những tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Nếu còn đang thắc mắc tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh và cách tắm lá sao cho hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Lá trầu không vốn là một loại thực vật thuộc họ hồ tiêu, được trồng phổ biến ở khắp 3 miền đất nước Việt Nam. Loại lá này có vị cay nồng, mùi thơm, có tính sát khuẩn cao nên thường được dùng để nấu nước tắm. Đây cũng được xem là “thảo dược” có tác dụng giảm ngứa, sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng… Chưa dừng lại đó, lá trầu còn có nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh là gì?

Lá trầu giúp bé giữ ấm cơ thể

Hơ lá trầu không là một phương pháp chườm ấm trong y học, giúp bé tránh cảm lạnh và tăng dẫn lưu tuần hoàn cơ thể.

Bé sơ sinh thường dễ hạ nhiệt độ trong những tháng đầu đời bởi hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể chưa ổn định, đặc biệt là sau khi tắm. Song tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh có thể giúp bé giữ ấm. Do đó, bạn hãy hơ lá trầu rồi đặt lên vùng thóp, bụng, ngực và tay chân của bé để con giữ ấm.

Tác dụng của lá trầu không giúp bé hết nấc cụt

Đối với trẻ sơ sinh hay bị nấc, bạn có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho bé bú mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn. Bạn lưu ý không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.lá trầu không

Bạn sử dụng lá trầu không chỉ có thể diệt các vi khuẩn thông thường và giúp trẻ hết khóc tạm thời. Để biết chính xác con đang gặp vấn đề sức khỏe gì, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Giúp trẻ sơ sinh chữa khóc dạ đề

Tình trạng bé ngủ giật mình, quấy khóc, lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần mẹ và sức khỏe bé. Lúc này, bạn nên dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, áp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con. Một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên.

Ngoài ra, bạn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân bé. Điều này có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Lá trầu giúp chữa táo bón cho trẻ

lá trầu không

Bạn lấy lá trầu không rửa sạch, lau khô rồi đem hơ nóng trên bếp ga khoảng 10-20 giây. Khi lá bớt nóng và chỉ còn ấm, bạn lấy lá áp vào bụng cho bé. Khi nào lá nguội thì bạn lại hơ lần nữa và thực hiện tương tự như trên 2-3 lần/ngày.

Giúp khử trùng, chữa hăm cho bé

Trong loại lá này có chứa các polyphenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Bạn chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi là có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng polyphenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước lá trầu đã đun để rửa vùng kín cho trẻ, giúp bé tránh bị hăm, đỏ ở bẹn.

Trị bệnh ngoài da

Lá này có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh nên được dùng để cải thiện các bệnh ngoài da dạng nhẹ cho bé như mề đay, ghẻ ngứa hay mụn nhọt.

Bạn lấy khoảng 2-3 lá trầu không cho vào nồi rồi đun sôi khoảng 15-20 phút. Lấy nước lá trầu không pha với nước tắm cho bé, bã dùng đắp lên vùng da để tăng thêm hiệu quả.

Nguồn : bau.vn