Phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh không tốn một giọt nước mắt

Giấc ngủ của bé vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là với não bộ của bé. Bầu mách mẹ phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh để cuộc chiến này sẽ không tốn một giọt nước mắt.

Cuộc chiến luyện ngủ cho trẻ sơ sinh vốn không phải điều dễ dàng nếu mẹ không biết những bí quyết cơ bản nhất. Để cuộc chiến này không tốn một giọt nước mắt thì đọc ngay bài viết sau đây mẹ ơi!

1. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Thông thường, các bé sơ sinh ngủ khoảng 8 – 9 tiếng vào ban ngày. Tuy nhiên, vì dạ dày của con khi đó có thể tích nhỏ, nên thường thức dậy sau vài giờ để ăn. Vào ban đêm trẻ sẽ ngủ liền mạch (khoảng 6 – 8 tiếng) cho đến khi hơn 3 tháng tuổi. Giấc ngủ của bé sơ sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào thể chất và sức khỏe của từng bé và dựa trên độ tuổi.

Giấc ngủ của trẻ từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi

Luyện ngủ cho trẻ sơ sinh

Một em bé khỏe mạnh trong độ tuổi này nên duy trì thời gian ngủ từ 14 đến 17 tiếng 1 ngày. Bé thường ngủ từ 2 đến 4 tiếng sau đó thức dậy để được cho ăn, thay tã. Giai đoạn này bé thường không tuân theo một lịch trình giấc ngủ cụ thể nào cả. Tuy nhiên, bé có thể ngủ từ 8 đến 12 tiếng vào ban đêm. Thời gian còn lại bé thường thực hiện 2 đến 5 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Giấc ngủ của bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Luyện ngủ cho trẻ sơ sinh

Ở độ tuổi này, giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài 15 đến 16 tiếng một ngày. Trong đó, vào ban đêm, thời gian ngủ của bé trong khoảng 5 đến 6 giờ liên tục. Ngoài ra, bé thực hiện 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày cho đến khi được 5 tháng tuổi.

Giấc ngủ của bé từ 7 đến 11 tháng tuổi

Luyện ngủ cho trẻ sơ sinh

Lúc này, tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên, bé sẽ ngủ vào ban đêm nhiều hơn, khoảng 10 đến 12 giờ. Giấc ngủ ngắn của bé sẽ kéo dài thêm từ 2 đến 3 giờ.

2. Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh để não bộ phát triển khỏe mạnh

Khi nào con buồn ngủ?

Các mẹ nhớ nhé: Từ khoảng 6 – 8 tuần tuổi đầu tiên, bé sẽ không thể thức quá lâu. Các mẹ đừng để con thức quá 2 giờ, nếu không bé sẽ mệt mỏi, khó ngủ và “ăn vạ” mẹ. Việc mẹ quan sát và thấy các dấu hiệu của bé như: mắt lim dim, ngáp, chớp mắt nhiều, gật gù,… rất quan trọng. Mẹ nên để các bé vào giường, nôi hoặc bế và ru bé ngủ, đảm bảo bé không bị mất giấc và luôn cảm thấy khỏe khoắn. Đây cũng là những cách cơ bản mà hiệu quả giúp ru ngủ cho bé.

Tập cho con phân biệt ngày và đêm

Vào ban ngày, cha mẹ nên cố gắng chơi với con nhiều nhất có thể; đảm bảo phòng của bé luôn trong lành, đủ ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên; tập cho con quen với các tiếng ồn vào ban ngày, tuy nhiên ở mức vừa phải; nói chuyện và hát cho con khi cho con bú cữ ban ngày,…

Vào ban đêm, gia đình cần giữ yên lặng, thật khẽ khàng khi cho bé bú cữ đêm; giữ phòng tối, hoặc chỉ bật đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ, hạn chế tiếng ồn;… để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé.

Tập cho con thói quen “tự ngủ”

Khi con buồn ngủ nhưng chưa đi vào giấc ngủ say, mẹ nên đặt bé vào nôi hoặc giường, vỗ cho con ngủ, hoặc hát ru, xoa đầu, xoa trán,… để bé ngủ một cách tự nhiên. Không nên đưa đẩy bé thường xuyên vì nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc đưa đẩy nôi, hoặc bế bé đu đưa không tốt cho bé. Bé sẽ không thể ngủ nếu thiếu đi những tác động đó.

Luyện ngủ cho trẻ sơ sinh ngay từ những giai đoạn đầu đời rất quan trọng. Điều này sẽ giúp con lớn lên khỏe mạnh cùng một trí tuệ tuyệt vời!

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng